Đang tải...

Tiếng Anh
message zalo

BỆNH TAI XANH TRÊN LỢN

27/07/2023

Hiện nay hội chứng rối loạn hô hấp trên lợn còn gọi là bệnh tai xanh đã gây thiệt hại không ít cho người chăn nuôi. Để giúp người chăn nuôi hiểu rõ và có biện pháp xử lý tốt nhất, bản tin công nghệ số thứ 7 của Hưng Gia Nam Group sẽ cung cấp một vài thông tin hữu ích xung quanh vấn đề này.

Bệnh Tai xanh có tên gọi đầy đủ là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) do virus Arterivirus gây bệnh. Hiện nay, Bệnh Tai xanh được biết đến có 3 chủng :

  • Tai xanh chủng Châu Âu (Độc lực thấp)
  • Tai xanh chủng Bắc Mỹ (Độc lực cao)
  • Tai xanh chủng Trung Quốc (Độc lực cao)

1. Đường truyền lây

Là ARN có khả năng biến chủng nhanh. Virus Tai xanh huyết xuất hiện 12h sau nhiễm, tồn tại trong máu 1 tháng và bài thải virus sau 86 ngày. Virus tai xanh có thể tồn tại trong cơ thể lên đến 200 ngày. Trong tự nhiên, Arterivirus tồn tại khá lâu trong phân, nước tiểu, ối, xác chết. Tuy nhiên virus dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao trên 70 độ C, các thuốc sát khuẩn thông thường như Formol 2%, vôi 10%, Iodine 10%.

Virus Tai xanh gây bệnh qua hai con đường trực tiếp và gián tiếp

Truyền lây trực tiếp: Tiếp xúc với lợn bệnh, lợn mang trùng với các dịch tiết và chất thải có chưa virus như: Nước mũi, nước bọt, tinh dịch, phân, nước tiểu, nhau thai,...

Truyền lây gián tiếp: Qua không khí, virus theo gió có thể đi xa hơn 3km, theo đường phối giống, dụng cụ chăn nuôi, kim tiêm, phương tiện vận chuyển, vật môi giới trung gian truyền lây

2. Các dạng dịch tễ của tai xanh

Cấp độ Mức độ bệnh PRRS Đàn lợn nái Lợn con – Lợn thịt Truyền lây
PCR Triệu chứng PCR Triệu chứng
1 Dương tính + Có biểu hiện lâm sàng + Có biểu hiện lâm sàng Bài thải và phát tán mạnh virus ở cả lợn giống và lợn thịt
2 Dương tính không ổn định + Nái không có biểu hiện   lâm sàng +/- Có biểu hiện lâm sàng Bài thải và phát tán virus ở lợn cai sữa và thịt
3 Dương tính ổn định - Nái không có biểu hiện lâm sàng - Không biểu hiện lâm sàng Không bài thải và phát tán virus
4 Trại Âm tính - Nái không có biểu hiện lâm sàng - Không có biểu hiện lâm sàng Không bài thải và phát tán virus

3. Triệu chứng

Thể cấp tính.

  • Lợn sốt theo đồ thị hình sin, lờ đờ, ủ rũ, giảm ăn, bỏ ăn.
  • Lợn kế phát các bệnh về hô hấp, khò khè, khó thở, chảy nước mũi.
  • Viêm kết mạc mắt, mí mắt sưng tấy nhìn như heo đeo kính.

  • Xuất huyết các vùng da mỏng, tai, mõm, tứ chi
  • Đối với lợn nái mắc bệnh, sảy thai ở mọi giai đoạn
  • Lợn đực bí đái, sưng tinh hoàn, loãng tinh hoặc chết tinh, giảm tính hang.
  • Có thể chết nếu không can thiệp kịp thời

Thể mãn tính

  • Lợn nái lác đác sảy thai
  • Lợn mắc bệnh còi yếu, xù long, lác đác sốt.
  • Lợn trong cùng 1 ô chuồng không đồng đều.
  • Lợn con giảm ăn, chướng bụng khó tiêu, hấp thu tiêu hóa kém.
  • Lợn con mắc hô hấp phức hợp chủ yếu ở giai đoạn sau cai sữa
  • Tỷ lệ hao hụt đầu con cao

4. Bệnh tích

  • Viêm phổi kẽ
  • Hạch bẹn sưng đen
  • Hạch màng treo ruột sưng
  • Xuất huyết âm đạo

5. Phòng và điều trị

Kiểm soát dịch bệnh bằng an toàn sinh học:

  • Thực hiện All in – All out
  • Phun sát trùng định kỳ tuần 1-2 lần
  • Vệ sinh chuồng trại, phương tiện ra vào, dụng cụ chăn nuôi…..

Kế phát: Bệnh thường đi cùng với circo và suyễn, kế phát sang tụ huyết trùng, liên cầu, glasser…

Kiểm soát dịch bệnh bằng vaccine

LỢN CON
STT Ngày Vaccine
1 7 ngày Suyễn
2 14 ngày Tai xanh

 

LỢN NÁI
STT Thời gian Vaccine
1 4 tháng 1 lần Tai xanh
2 4 tháng 1 lần Circo
3 4 tháng 1 lần Dịch tả
4 4 tháng 1 lần Giả dại
5 4 tháng 1 lần Lở mồm long móng
6 Tiêm sau cai sữa Ký sinh trùng

Điều trị

  • Giãn đàn, tăng độ thông thoáng trong chuồng nuôi
  • Trộn paracetamol ngày 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
  • Bổ sung Men tiêu hóa, Bcomplex, Beta glucan tăng cường sức khỏe đàn
  • Kế phát bệnh gì điều trị bệnh đó, có thể dùng kháng sinh phổ rộng như Amox colistin hoặc kháng sinh thiên về hô hấp như Flor-Doxy
  • Với lợn cai sữa tiến hành cho ăn cám cháo ngày 3-4 bữa.
  • Kháng sinh, thuốc bổ liệu trình 7 ngày, cám cháo cho ăn liên tục 2-3 tuần, hạ sốt trộn cho tới khi lợn cắt cơn.
  • Lợn còi cọc tách riêng: Bón cám nếu lợn bỏ ăn, tiêm Butaphosphat 3 ngày.

PHÒNG KĨ THUẬT

 
Thông báo
Đóng