Đang tải...
Hiện tại có hơn 400 loại độc tố được biết đến. Trong đó có sáu loại chính và gây thiệt hại kinh tế nặng nề là: aflatoxin, trichothecenes, fumonisins, zearalenone, ochratoxin và ergot alkaloids.
1. Aflatoxin
Aflatoxin là độc tố được sinh ra chủ yếu từ nấm Aspergilus, phổ biến trên bắp, đậu nành và đậu phộng. Aflatoxin tác động chủ yếu đến gan. Chất này chuyển hóa tại gan, các chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa có khả năng tác động đến quá trình tổng hợp DNA, RNA và protein. Do đó có thể dẫn đến hàng loạt các dấu hiệu lâm sàng có liên quan từ dấu hiệu chậm lớn đến suy giảm miễn dịch và có thể gây ra ung thư.
Đối tượng: Lợn ở mọi giai đoạn đều nhạy cảm với aflatoxin, nhạy cảm nhất là lợn con.
Dấu hiệu
Do độc tố aflatoxin tấn công chủ yếu vào tế bào gan nên dẫn đến nhiều dấu hiệu liên quan:
Hình 1. Nấm mốc Aflatoxin
Hình ảnh 2. Lợn sinh trưởng và phát triển không đồng đều
2. T2 - toxin
T2-toxin là một loại độc tố nhóm Trichothecenes, chủ yếu được sinh ra bởi nấm Fusarium. Đây được xem là hợp chất có độc tính cao nhất trong nhóm Trichothecenes. T2-toxin có thể gây phơi nhiễm qua đường tiêu hóa hoặc niêm mạc đường hô hấp. Hợp chất này có tính bền nhiệt do đó việc xử lý nhiệt không đạt hiệu quả cao. Để kiểm soát độc tố này, phương được áp dụng phổ biến trong nông sản và đạt hiệu quả tương đối cao đó là sử dụng khoáng sét để hấp phụ T2-toxin.
Đối tượng: Lợn ở mọi lứa tuổi
Dấu hiệu
Hình 3. Nấm Fusarium
3. Deoxynivalenol
Deoxynivalenol (DON/Vomitoxin) là độc tố sinh ra bởi nấm Fusarium. Độc tố này gây giảm lượng ăn vào, từ đó làm giảm khả năng tăng trọng của lợn. Các trường hợp nhiễm DON thường là ở thể mãn tính, do DON gây nôn ói, giảm lượng ăn vào nên lượng thức ăn tiêu thụ sẽ không lớn dẫn đến hàm lượng độc tố ăn vào cũng không nhiều để gây các biểu hiện cấp tính. Ngược lại, tuy không gây chết nhưng nếu lợn nhiễm DON sẽ có khả năng tăng trọng kém, kéo dài thời gian nuôi dẫn đến thiệt hại cho người chăn nuôi.
Đối tượng: nái, lợn sau cai sữa, lợn vỗ béo
Dấu hiệu
Hình 4. Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc trên lợn
4. Zearalenol
Zearalenol là một loại độc tố có tác động tương tự như kích thích tố estrogen, thường xuất hiện trong bắp và được sản sinh bởi nấm Fusarium. Độc tố này thường được sinh ra trong điều kiện độ ẩm cao và khi có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Do có tác động tương tự như estrogen nên khi nhiễm độc tố Zearalenol các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu tập trung trên con cái:
Hình 5. Ảnh hưởng của độc tố Zearalenol trên lợn
5. Fumonisins
Fumonisins là độc tố nấm mốc có độc tính cao, được sản xuất bởi nấm Fusarium. Độc tố này thường được phát hiện trên bắp. Chúng tấn công vào tế bào, đặc biệt là tế bào phổi do đó có thể gây ra suy hô hấp dẫn đến chết.
Đối tượng: Lợn nái, lợn sau cai sữa, lợn vỗ béo
Dấu hiệu
PHÒNG KỸ THUẬT
Tin tức liên quan
Tin mới nhất