Hội chứng giảm đẻ trên vịt (hay còn gọi là Tembusu) do virus (Duck Egg Drop Syndrome Virus - DEDSV) là một bệnh mới phát sinh do Flavivirus được nuôi cấy từ vịt ở Trung Quốc, được phát hiện từ tháng 4/2010. Các giống vịt bị ảnh hưởng (bao gồm vịt Pekin, vịt Muscovy và vịt Mallard) biểu hiện triệu chứng lâm sàng là giảm đẻ nghiêm trọng. Bệnh đã gây ra thiệt hại kinh tế rất nặng nề.
1. Dịch tễ
Bệnh do virus Tembusu thuộc họ Flavivirus, là một RNA virus nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ba và cs.(2022) cho thấy chủng virus Tembusu lưu hành ở miền Bắc Việt Nam tương đồng cao với virus phân lập từ Thái Lan. Virus có thể lan truyền từ con bệnh sang con khỏe qua hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc. Ngoài ra còn có minh chứng muỗi là nhân tố trung gian truyền bệnh.
2. Triệu chứng
- Vịt đẻ đặc trưng bởi giảm năng suất trứng. Lượng thức ăn của vịt đẻ trứng đột nhiên giảm xuống, nhiệt độ cơ thể tăng lên và tinh thần bị suy nhược.
- Sau 2-3 ngày, sản lượng trứng giảm mạnh. Trong vòng 1 – 2 tuần, tỷ lệ sản xuất trứng giảm từ 80% – 90% xuống dưới 10% và tốc độ sản xuất trứng dần hồi phục sau 30 ngày.
- Tiêu chảy phân xanh cũng thường xuyên xuất hiện trong đàn.
- Vịt con có biểu hiện đặc trưng là viêm não, một số có biểu hiện đi lại bất thường, khó khăn hoặc bị liệt, biểu hiện thần kinh như quay, lắc đầu liên tục.
- Tỷ lệ chết dao động từ 5 tới 15% tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu bội nhiễm có thể chết 30 – 50% đàn.
- Vit bệnh đứng không vững vững, hai chân dạng ra khi đi, chân co giật, đầu cổ co giật; dễ lăn ngã khi đi, ngã ngửa bụng hướng lên, chân bơi như vật vã, cuối cùng chết do kiệt sức.
Hình 1. Vịt tiêu chảy phân lẫn bọt
3. Bệnh tích
- Vịt con, vịt thịt: Biểu hiện phù não, màng não có các điểm xuất huyết lan tràn với các kích cỡ khác nhau và mao mạch máu bị tắc nghẽn.
- Buồng trứng xuất huyết nghiêm trọng.
- Viêm buồng trứng và thoái hóa trứng non luôn xuất hiện kéo dài dai dẳng ở vịt mắc bệnh. Các nang trứng viêm, xuất huyết, hoại tử hoặc vỡ gây viêm phúc mạc. Ống dẫn trứng phù nề, xuất huyết.
- Lách sưng to và sung huyết.
- Cơ tim thoái hoá, hoại tử vằn, trắng như luộc, tích dịch trong xoang ngực.
- Gan sưng to, nhạt màu hoặc có màu vàng, xoang bụng tích dịch màu vàng.
- Bong tróc dạ dày cơ, xuất huyết ở dạ dày tuyến. Niêm mạc ruột có xuất huyết lan tràn.
- Phù nề và xuất huyết or hoại tử tuyến tuỵ.
Hình 2. Tim hoại tử vằn trắng
Hình 3. Buồng trứng thoái hóa
4. Biện pháp phòng bệnh
Người chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng vaccine đầy đủ, thực hiện tốt các biện pháp An toàn sinh học như vệ sinh, định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Vệ sinh phòng bệnh
- Tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt chương trình vaccine phòng bệnh trên vịt đẻ. Tiêm vaccine và kháng thể định kỳ
- Tăng cường trợ sức, trợ lực cho đàn vịt bằng các loại thuốc bổ trợ (Vitamin, khoáng chất…) và men tiêu hoá sống.
- Khi thời tiết thay đổi cần chủ động điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, Gluco KC, Vitamin C.
- Kiểm soát và thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
- Phun sát trùng chuồng trại định kỳ 1 – 2 lần/tuần.
- Phát quang bụi rậm, cây cỏ và khơi thông cống rãnh.
- Diệt bọ gậy và định kỳ diệt ruồi muỗi trong và ngoài chuồng nuôi.
PHÒNG KĨ THUẬT